Chất thải Gyps cao như núi đang ngày gây hại đến người dân

Người dân tại TP Hải Phòng luôn bức xúc và lo lắng bởi lượng rác thải lớn mà công ty DAP vẫn đang một ngày tăng lên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân xung quang. Đây là một loại rác thải độc hại được gọi là Gyps( chất thải răn thạch cao) lượng chất thải đang ngày càng tăng lên và cao như núi. Từng bị sạt lở gần chục m3 thạch cao, tràn axit, tràn nước thải vào bể chứa nước sạch làm chết cá của người nuôi trồng thuỷ sản, đe dọa sức khoẻ người dân. Nhưng bấy lâu nay, bãi thải thạch cao lộ thiên khổng lồ của Cty DAP vẫn ngang nhiên tồn tại.

Dù luôn được nhắc đến trong câu chuyện của người dân, và sự gây hại đến môi trường và con người nơi đây, nhưng đến nay bãi thải Gyps của Nhà máy sản xuất phân bón DAP vẫn nằm chình ình ngay trên tuyến đường du lịch ra đảo Cát Bà.
Văn phòng Bộ Tài nguyên – Môi trường vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Hồng Hà về việc kiểm tra thông tin người dân phản án về việc Nhà máy sản xuất phân bón DAP thuộc tập đoàn Hóa chất Việt Nam – địa chỉ tại Khu công nghiệp Đình Vũ, phường Đông Hải 2, quận Hải An, TP Hải Phòng . Chất thải Gyps, chứa phốt pho với số lượng lớn, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.

Được phê duyệt năm 2005. Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón DAP tại khu công nghiệp Đình Vũ do Tổng công ty Hóa chất làm chủ đầu tư, với diện tích 72 ha, công suất 330.000 tấn/năm. Tháng 4/2009, nhà máy chính thức đi vào hoạt động sản xuất.

Sau một quá trình hoạt động nhà máy này đã thải ra một lượng chất thải Gyps khổng lồ, chất cao như núi. Theo phản ánh của công nhân làm việc tại một số nhà máy cùng khu công nghiệp Đình Vũ, cứ mỗi khi có gió Đông Nam kéo dài, công nhân lại lãnh đủ. Bụi bay mù mịt, trắng xóa. Do ảnh hưởng của bụi cùng với mùi hoá chất, một số nhà máy nằm sát bãi thải thậm chí còn phải ngừng sản xuất vì lượng bụi bay vào toàn bộ hệ thống máy quá lớn.

Còn theo một số người dân sinh sống trên đường ra khu công nghiệp Đình Vũ, tuy Nhà máy DAP ở xa khu dân cư nhưng mỗi khi có gió mạnh, người dân nơi đây luôn sống trong cảnh ô nhiễm nghiêm trọng. Sáng ra đi tập thể dục bụi bay rát mặt, bụi phủ trắng xóa cả nhà cửa, đồ đạc…

Cũng theo người dân, bãi thải này từ lâu đã trở thành vấn đề nóng tại các cuộc tiếp xúc cử tri, các kỳ họp HĐND. Một số công nhân thường xuyên đi trên con đường qua bãi thải này bức xúc cho biết, trời nắng gió thì bụi bốc cuồn cuộn, trời mưa thì nước từ bãi thải này chảy ra đặc quánh, ai đi qua cũng phải tránh vì sợ nước nhiễm hoá chất độc hại.

Còn du khách đến với đảo Cát Bà mỗi khi đi ngang đều lắc đầu ngán ngẩm, bởi không hiểu sao ngay tại vị trí quan trọng về du lịch lại mọc lên một bãi thải hãi hùng như vậy. Theo ghi nhận của phóng viên vào chiều ngày 10/8, tại khu vực bãi thải trên, chất thải được đưa qua băng truyền từ phía trong nhà máy rồi đổ xuống khu vực bãi thải. Phía trên đỉnh bãi thải, nhiều máy xúc đang tiến hành san gạt để chất thải tràn xuống phía dưới, giảm độ cao. Mỗi khi có gió thổi qua, chất thải được cuộn lên cao rồi bay khắp nơi.

Cũng đã có rất nhiều xảy ra sự cố môi trường:
– Đầu tháng 9/2015, người dân cùng công nhân khi đi làm qua khu vực bãi thải Gyps đã bị một phen hốt hoảng khi gần chục m3 bã thạch cao ở mỏm cao nhất của bãi thải này đổ ập xuống khu vực hồ chứa nước axít phía bên trong bãi làm bắn tràn bùn, dung dịch Gyps và nước axít thu gom từ trong hồ chứa tràn qua đập chắn ra ngã ba đường giao thông.

Ngay sau đó, TP Hải Phòng đã phải huy động các lực lượng triển khai các biện pháp ứng cứu sự cố, khống chế gây ô nhiễm môi trường.

Sở TNMT TP Hải Phòng cũng đã có văn bản đề nghị Bộ TNMT rà soát lại báo cáo đánh giá tác động môi trường đã phê duyệt cho công ty này để chỉnh sửa bổ sung những nội dung tác động môi trường mới, về mức độ ô nhiễm môi trường, nguy cơ xảy ra sự cố môi trường…

Trong trường hợp những biện pháp công ty đang áp dụng không đáp ứng yêu cầu phòng ngừa sự cố, đề nghị Bộ yêu cầu công ty giảm công suất để giảm lượng chất thải, hoặc cần thiết áp dụng biện pháp tạm thời đóng cửa bãi thải Gyps để xem xét lại độ an toàn.

– Đêm ngày 23/6/2013, do ảnh hưởng của bão kết hợp với triều cường, nước biển tràn qua đê vào hồ điều hòa làm nước trong hồ chứa nước thải nhiễm ra hồ nước sạch của công ty và các hộ nuôi trồng thủy sản xung quanh.

– Cuối tháng 2/2015, tại nhà máy này cũng đã xảy ra tình trạng rò khí amoniac. Các công nhân khi tiến hành nhập amoniac từ tàu nước ngoài do sơ suất trong thao tác khiến khí rò rỉ, phát tán vào khu vực xung quanh.

– Tháng 7/2009, hiện tượng rò rỉ axít cũng đã xảy ra tại đây với gần 7 tấn axít rò rỉ ra ngoài từ một mối hàn.

Trước bức xúc của người dân, thắc mắc của cử tri tại nhiều kỳ họp của thành phố, Công ty TNHHMTV DAP – VINACHEM đã từng có báo cáo lý giải, do các chất thải sinh ra từ nhà máy là bã thạch cao (Gypsum) với hàm lượng thạch cao lớn, dạng khô, công suất thiết kế là 100 tấn/giờ (thạch cao 75% và 25% ẩm) nên rất có giá trị trong ngành xây dựng làm phụ gia xi măng, sản xuất gạch không nung, các loại tấm thạch cao.

Tập đoàn công nghiệp hóa chất Việt Nam đã có quyết định thành lập Công ty cổ phần Thạch cao Đình Vũ để sử dụng chất thải rắn của nhà máy (được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vào ngày 13/10/2010, đã lập dự án đầu tư và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án chế biến bã thải thạch cao, các sản phẩm từ thạch cao). Tuy nhiên theo một lãnh đạo quận Hải An, nhà máy sản xuất thạch cao này hiện vẫn chỉ nằm trên giấy. Trong khi đó bãi thải mỗi ngày một cao thêm, gây bức xúc cho nhân dân.

Những việc quan trọng này luôn cần phải có các cấp chính quyết làm việc rõ rác và cần phải có những giải pháp để bảo vệ cho cuộc sống của những người đân, đồng thời là bảo vệ cho môi trường của chúng ta.

Bạn đọc thêm các thông tin khác:

Tổng những bãi rác khổng lồ đang tồn tại trên thế giới

Không khỏi giật mình cái giá phải trả cho việc vứt bã kẹo cao su tùy tiện xuống đường