Singapore là một hòn đảo nổi tiếng sạch nhất trên thế giới, đây là một điểm gây ấn tượng tốt mạnh mẽ trên toàn thế giới. Nhưng để đạt được như thế đất nước này cũng đã phải sử dụng những biện pháp rất là khắt khe để bảo vệ môi trường
Bằng những kỉ luật thép như là phạt tiền ở Singapore đối với người xả rác bừa bãi đã làm cho hòn đảo này trở thành một đất nước có môi trường sạch nhất thế giới. Mực phạt có thể tăng dần chứ không chỉ giữ nguyên ở 1 giá. Với người xả rác bừa bãi lần đầu tiên sẽ bị phạt tối đa là 1.000 đôla Singapore, tái phạm thì mức phạt sẽ tăng lên 2.000 – 5.000 đôla ( hơn 100 triệu đồng ). Nếu bạn bị kết tội xả rác ba lần, bạn sẽ bị buộc làm vệ sinh đường phố một tuần với một thông báo đi kèm : “tôi là người xả rác”, một hình thức làm người phạm tội xấu hổ để đảm bảo rằng họ sẽ không xả rác một lần nữa . Hình phạt này các nhà chực trách muốn thông qua cảm giác bị xấu hổ trước công chúng để nhắc nhở mọi người dân không xả rác bừa bãi.
Nổi tiếng nghiêm khắc về mặt thi hành pháp luật, Singapore đã áp dụng một cách cứng rắn các hình phạt để giữ gìn trật tự kỷ cương của đất nước. Không chỉ vậy, các vấn đề về môi trường cũng được đặt lên hàng đầu với các hình phạt nặng nề đối với việc xả rác bừa bãi.
Bên cạnh hòn đảo chôn rác nhân tạo đầu tiên trên thế giới, Singapore còn giữ được môi trường trong xanh bằng những hình phạt nghiêm khắc thông qua cảm giác bị xấu hổ trước công chúng để nhắc nhở mọi người dân không xả rác bừa bãi. Semakau Landfill nổi tiếng là hòn đảo chôn rác nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Nhờ hệ thống này, từ 16.000 tấn rác mỗi ngày, sau khi đốt rác Singapore chỉ cần bãi đổ rác cho hơn 10% lượng rác đó. Đặc biệt, nhiệt năng sinh ra trong khi đốt rác được dùng để chạy máy phát điện đủ cung cấp 3% tổng nhu cầu điện của Singapore.
Biện pháp cứng rắn của Singapore là một gợi ý cho Việt Nam để giải cứu tình trạng môi trường ngày nay. Môi trường Việt Nam đang trong tình trạng báo động ô nhiễm nặng nề thế nên cần phải có những pháp để giải cứu cho môi trường.
Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 có quy định mức phạt từ 100.000 – 300.000 đồng đối với hành vi xả rác nơi công cộng. Tuy nhiên, mức xử phạt này vẫn ở mức “giơ cao đánh khẽ”.
Trong khi đó, việc xử phạt hành chính đối với hành vi xả rác bừa bãi vẫn cần thiết. Đó sẽ là mức phí để nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng đối với môi trường sống.
Báo chí đã nhiều lần phản ánh thực trạng các bạn trẻ sau khi tham gia các chương trình hội chợ, ca nhạc,… không hề có ý thức phải bỏ rác đúng chỗ. Nhiều người vẫn vô tư vứt rác xuống các con kênh, dòng sông, thậm chí vứt tàn thuốc lá xuống đường. Những hành vi này không chỉ gây hại cho môi trường sống mà còn ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị.
Người xả rác bừa bãi không chỉ phải nhận hình phạt từ phía chính quyền, mà còn nhận những ánh mắt lên án gay gắt của những người xung quanh. Cộng đồng sẽ là nhân tố quan trọng nâng cao ý thức bảo vệ từng con đường, từng mảng xanh hiện diện xung quanh.
Chúng ta hãy cùng nhau vận động người dân giữ gìn vệ sinh nơi công cộng và phải xử phạt khắt khe với những người không có ý thức xả rác bừa bãi ra môi trường để có thể thay đổi nhận thức của người dân.
Đọc thêm:
Thiên nhiên tuyệt đẹp đang dần bị phá hủy bởi rác thải
Khuyến cáo người dùng nên sử dụng túi nilon tự hủy sinh học
BÀI VIẾT LIÊN QUAN