Hồ Tây, từng được biết đến như là “lá phổi xanh” của thành phố Hà Nội, nhưng hiện nay đang chết dần do đô thị hóa nhanh chóng. Nước của hồ là không còn trong trẻo và màu xanh như trước nữa. Nó trông đen, và mặt hồ thì bị phủ kín bởi dầu loang và rác thải.
Đọc thêm: Không thể nhịn được cười với các biển cấm đổ rác của người Việt
Du khách tham quan tại đây có thể nhìn thấy rất nhiều xác cá chết trên bề mặt của hồ đã được gây ô nhiễm không khí. Và các nhà hàng nổi đã tăng trên bờ hồ đã xả nước thải và rác thải xuống hồ mỗi giờ.
Một người đàn ông gần hồ cho biết nước hồ đã thay đổi màu vì nước thải từ du thuyền và khoảng 200 nhà hàng và cửa hàng xung quanh hồ. Ông Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hiệp hội cho thiên nhiên và bảo vệ môi trường, xác nhận rằng Hồ Tây bị như thế này vì rất nhiều nguồn gây ô nhiễm, bao gồm cả các nhà hàng, khách sạn và các công trình dịch vụ nằm gần hồ.
Hồ Tây giờ đây bị coi như là một ”thùng rác công cộng ” khổng lồ để người dân tự ý thả xuống đủ loại rác, nhất là những ngõ hẹp xe rác không vào được thì càng có lý do để người dân tiện tay… quẳng rác xuống hồ. Thậm chí, xung quanh hồ còn có hàng nghìn chiếc cọc tre do người dân cắm xuống làm chỗ câu cá trộm.
Hiện mỗi ngày hồ Tây phải tiếp nhận 4.000m3 nước thải của các nhà hàng, quán ăn uống và người dân sinh sống ven hồ thải xuống. Kết quả phân tích mẫu nước cho thấy, hàm lượng amoniac trong nước tới 1,5mg/lít, gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép. Hiện tượng xả thẳng nước thải, thức ăn thừa, rác thải… xuống thẳng hồ vẫn thường xuyên diễn ra. Do nước ô nhiễm sẵn nên chỉ cần thay đổi thời tiết mưa nhiều rồi nắng lên là cá chết hàng loạt. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, nhà ngay sát hồ Tây cho biết, hiện tượng cá chết không phải là quá hiếm gặp ở hồ Tây. “Nguồn nước ô nhiễm, trời trở nắng, trở mưa, cá không chết mới lạ”, ông Hùng nói.
Tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng thế nên chúng ta cần phải có những biện pháp để giải cứu cho Hồ Tây – nơi trước đây được coi như một lá phối xanh của thủ đô. Xung quanh hồ cần phải lắp đặt hệ thống thùng rác nhựa có dung tích lớn để có thể giảm bớt được phần nào rác thải ném xuống hồ, làm giảm nguy cơ ô nhiễm.
Có thể bạn quan tâm: Hố ga trở thành thùng đựng rác công cộng bất đắc dĩ
BÀI VIẾT LIÊN QUAN