Không thể nhịn được cười với các biển cấm đổ rác của người Việt

Không thể nhịn được cười với các biển cấm đổ rác của người Việt

Ở nước ta, biển cấm đổ rác xuất hiện ở khắp mọi nơi từ những con đường nông thôn đến góc phố hiện đại. Chúng ta không khó để tìm thấy biển cấm đó. Nó sinh ra từ những hành vi của một số bộ phận người dân không bỏ rác vào thùng rác, không đổ rác đúng nơi quy định. Từ những biển cấm đơn thuần, bắt phạt đến những lời cảnh cáo dằn mặt, ví von. Từ những biển cấm đơn thuần:

Biển cấm đánh ý thức của các bạn trẻ ngày nay

Hạ Long, khu du lịch biển Quảng Ninh cấm bằng văn bản là rất to và rõ ràng, và có rất nhiều sửa chữa, nhưng ngay dưới chân chân biển cấm rác vẫn xuất hiện

Lời kêu gọi cấm đổ rác kiểu: “Nên nhớ mình là con người” hay đánh mạnh vào tâm lý “Văn hóa”

Nếu bạn là người có văn hóa

Những dòng chữ, biển báo có nội dung cấm đổ rác, cấm dán quảng cáo, cấm vẽ, viết bậy xuất hiện nhan nhản trên tường hay cấm đái bậy, nhớ dội nước đầy rẫy trong nhà vệ sinh… đã trở nên quá phổ biến với người Việt. Thậm chí chúng đã trở thành một phần cua cuộc sống, mà rất hiếm có bức tường nào ở Việt Nam không xuất hiện những dòng chữ này.

Nghị định số 23/2009/NĐ/CP về hành vi đổ rác bừa bãi, phạt từ 100.000-300.000 đồng. Tuy nhiên, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tự ý đưa ra nhiều mức phạt cao ngất ngưởng. Trong ảnh là mức phạt, được UBND xã Nhân Nghĩa (H.Cẩm Mỹ, Đồng Nai) “bừa bãi” nâng lên từ 5-8 triệu đồng. Làm bừa thì làm sao cấm đổ bừa được

Thay vì những tấm biển CẤM cứng nhắc, những câu thơ đượm lòng người nhắc nhở về việc giữ gìn vệ sinh chung mà chẳng ai đổ rác bừa bãi, nhiều năm nay con ngõ luôn sạch bóng rác.

Ý tưởng dùng những vần thơ để khuyên người dân vứt rác đúng giờ, đúng nơi quy định được nảy sinh và triển khai không ngờ mang lại hiệu quả cao.Cứ đến 16 – 17h hàng ngày là người dân khu vực này lại mang rác ra gom thành một chỗ chờ xe rác đến mang đi.

Bạn có hiểu vì sao biểm cấm tại nước ngoài lại chỉ được dịch sang tiếng Việt Nam mà không phải là một nước nào khác. Đây là bằng chứng cho thấy hành vi thiếu ý thức của một bộ phận người Việt ở nước ngoài.

‘Ngày càng nhiều những tấm bảng cảnh cáo tiêu cực ghi bằng tiếng Việt ở các nước, nếu không phải là chuyện phạt vì bỏ thức ăn thừa thì là chuyện cấm vứt rác, nhổ nước bọt bừa bãi.

Hiện tượng vứt rác ra đường đã trở nên quá phổ biến đặc biệt là đối với lớp trẻ hiện nay. Thói “tiện đâu vứt đấy” đã trở thành thói quen của hầu hết người dân Việt Nam nói chung và dân thành thị như Hà Nội nói riêng. Các biển cấm vứt rác không có tác dụng gì và họ vẫn thản nhiên vứt rác bừa bãi.

Nguyên nhân một phần là do ý thức của mỗi cá nhân, nhưng bên cạnh đó còn nhiều các khu phố thiếu các hệ thống thùng rác nhựa công cộng để giữ gìn vệ sinh chung. Việc này cần các cơ quan chức năng xem lại